Tết Trung Thu - giữ vẹn tuổi thơ của các em thiếu nhi

Theo dòng lịch sử, Tết Trung Thu là một phong tục đã xuất hiện từ lâu. Dù là ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia Châu Á nào. Tết trung thu cũng là dịp để báo hiếu tổ tiên, cha mẹ. Bày tỏ lòng biết ơn với đất trời trong muộn màng bội thu. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội đoàn tụ, chung vui với mâm cỗ trông trăng. Đối với nước ta, không chỉ là ngày tết của sum vầy, đoàn viên. Mà còn là tết của thiếu nhi. Hôm nay hãy cùng DILY khám phá tết trung thu xưa và nay như thế nào nhé.

Tết Trung Thu - giữ vẹn tuổi thơ của các em thiếu nhi

BST SẢN PHẨM MỚI NHẤT CỦA DILY

Dép Bệt AA0508
NEW

Dép Bệt AA0508

375.000đ 299.000đ

Guốc Sục AA0500
NEW

Guốc Sục AA0500

490.000đ 389.000đ

Giày Sandal DL0517
NEW

Giày Sandal DL0517

550.000đ 419.000đ

Nguồn gốc tết trung thu của thiếu nhi

Tết trung thu xưa là “chuyến xe" đưa ta về quá khứ. Cùng với những giá trị truyền thống đáng tự hào. Bắt đầu với nền văn hoá lúa nước thời xưa của người Việt Cổ.  Ánh trăng được xem là “công cụ" quan trọng gắn liền với thời vụ, mùa màng. Đối với nhiều quốc gia Châu Á trên thế giới. Hình ảnh ánh trăng được sử dụng để tiên đoán khí hậu. Và vận mệnh của quốc gia.

Nếu trăng thu màu vàng tức là năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ. Nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm ấy sẽ diễn ra thiên tai. Trăng thu trong sáng thì đất nước sẽ trở nên thịnh trị. “Xuân đi rồi đến Hạ về. Hạ đi lại đón chờ mùa Thu sang". Nàng Thu đến nhẹ nhàng như tiết trời dễ chịu nhất trong năm. 

Theo nhiều nghiên cứu cho rằng. Tết Trung Thu và các tục lệ được xuất phát từ thời nhà Lý. Nhưng mãi đến khi Cách Mạng Tháng 8 thành công năm 1997. Bác Hồ chính thức gửi lá thơ chúc mừng trung thu cho thiếu nhi. Lúc bấy giờ Tết Trung Thu mới thật sự trở thành ngày tết của trẻ em. Và được tổ chức tưng bừng mang ý nghĩa xã hội cao. Niềm vui của trẻ nhỏ lúc ấy là niềm hạnh phúc của cộng đồng và mọi nhà.

Tết Trung Thu - giữ vẹn tuổi thơ của các em thiếu nhi

Ý nghĩa ngày tết trung thu 

Rằm tháng 8 cũng là lúc kết thúc mùa vụ. Công việc nhà nông được tạm gác lại nhường chỗ cho sự nghỉ ngơi, thưởng trà, và ngắm trăng. Khác xa so với định nghĩa của Tết Nguyên Đán. Tết Trung Thu là “cánh cửa" mở ra những ước vọng, mong muốn của nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Như đoán định mùa vụ năm tới, đoán định vận nước, vận vua. Hay đặc biệt hơn là cầu mong cho một năm mưa thuận gió hoà và mùa màng tươi tốt. 

Tết Trung Thu - cái Tết giao duyên, đoàn viên và đặc biệt là Tết Cổ Truyền dành cho trẻ em. Đối với tuổi thơ các con, Trung Thu là dịp đặc biệt khi được thưởng thức những thức quà đặc trưng. Như bánh trung thu, phá cỗ với ánh đèn lồng đủ sắc màu. Đặc biệt Trung Thu còn mang ý nghĩa gửi gắm ước vọng cho năm học suôn sẻ. Bên cạnh đó, dịp lễ này còn là cách thể hiện tình yêu thương. Sự quan tâm và gắn kết giữa các thế hệ với nhau. Theo cuốn sách “Hội hè lễ tết của người Việt" do nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên soạn thảo cho biết rằng. Trung Thu đồng thời là tết dạm hỏi - là dịp nam nữ gặp gỡ nhau. Hò đối với những câu hát giao duyên.

Tết Trung Thu - giữ vẹn tuổi thơ của các em thiếu nhi

Các phong tục vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay 

Tết Trung Thu không chỉ là một ngày lễ để gia đinh quây quần bên nhau. Mà còn là ngày Tết Cổ Truyền lưu giữ giá trị truyền thống đáng tự hào. Không đèn màu nhấp nháy. Cũng không có những đồ chơi chạy bằng pin như bây giờ. Trung Thu của thế hệ xưa mộc mạc, giản dị. Và thiếu thốn đủ đường. Dù khó khăn là thế nhưng niềm vui và tiếng cười vẫn ở trên khuôn mặt của những đứa trẻ năm ấy.

Tết Trung Thu - giữ vẹn tuổi thơ của các em thiếu nhi

Mâm ngũ quả truyền thống 

Mâm cổ Trung Thu ngày đó cũng thật đơn giản. Nhưng vẫn đủ tạo nên sự háo hức, kì diệu trong mỗi đứa trẻ. Mâm ngũ quả xưa chỉ vỏn vẹn với 5 loại quả đơn giản. Nhưng không thể nào thiếu đi thức quà của mùa thu. Như chuối, bưởi, bòng, na, trái thị,... Từng loại trái cây đều được tỉa cho ra những hình thù đẹp mắt. 

Theo nhà soạn giả Phan Kế Bính có nói rằng. “Ban ngày làm cổ cúng gia tiên. Tối đến bày cổ thưởng trăng". Đầu cổ là bánh mặt trăng cùng nhiều thứ bánh trái hoa quả khác nhau. Khi xưa người ta sử dụng hai mẫm cổ chính. Một mâm dâng lên tổ tiên ông bà. Một mâm đã thắp hương dâng lên thổ thần, thổ địa. Đặc biệt là vị thần trăng với mong muốn cầu một mùa bình an, mưa thuận gió hoà.

Tết Trung Thu - giữ vẹn tuổi thơ của các em thiếu nhi

Bánh trung thu

“Tròn như mặt trăng, vuông hình mặt đất. Trẻ con háo hức thử một miếng ngon”. Đó là cách miêu tả những chiếc bánh dẻo, bánh nướng trong ngày Tết Trung Thu. Những ngày ấy, bánh Trung Thu là thức quà đáng quý. Mà những đứa trẻ nào cũng yêu thích.

Thời ấy, bánh Trung Thu còn được xem là linh hồn của mâm cỗ ngày trông trăng. Vị thơm của bánh. Ngọt, bùi của mứt bí, mứt sen. Hoà quyện với dư vị béo ngậy của lạp xưởng, khô gà…  Tuy chỉ đơn giản thế thôi. Nhưng chứa đựng đầy đủ tinh hoa của đất trời.

Tết Trung Thu - giữ vẹn tuổi thơ của các em thiếu nhi

Đồ chơi trung thu

“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi em rước đèn đi khắp phồ phường…” Có lẽ đây là bài nhạc đã gắn bó với biết bao thế hệ trẻ em. Cứ mỗi độ trăng về, nhiều người không thể quên được các món đồ chơi giản dị. Như chiếc mặt nạ giấy bồi, đầu sư tử, đèn ông sao. Đây là những món đồ chơi quá đỗi quen thuộc đối với tuổi thơ mỗi người.

Tết Trung Thu - giữ vẹn tuổi thơ của các em thiếu nhi

Không nhiều đèn nhấp nháy. Cũng chẳng chạy bằng pin. Nhưng những chiếc đèn ông sao so về giá trị tiền bạc thì rất nhỏ. Nhưng giá trị tinh thần lại vô cùng lớn. Chiếc đèn ấy không chỉ là món đồ chơi thông thường. Quan trọng nhất nó đã trở thành biểu tưởng văn hoá quý báu của dân tộc.

Tết Trung Thu - giữ vẹn tuổi thơ của các em thiếu nhi

Dịp trung thu - lễ hội của tiếng cười. Hoà cùng ánh đèn lấp lánh của lồng đèn. Là những chiếc mũ công chúa tuy giản dị nhưng lại vô cùng đáng quý. Mũ công chúa ngày xưa làm từ những vật liệu đơn giản. Từ giấy, bìa rắc nhũ và trang trí bằng giấy trang kim. Chỉ như vậy thôi cũng đã trở thành niềm vui nho nhỏ của trẻ em thời ấy.

Tết Trung Thu - giữ vẹn tuổi thơ của các em thiếu nhi

Sự giao thoa giữa tết trung thu xưa và nay

Trải qua nhiều thời gian biến thiên của lịch sử. Tết Trung Thu ngày nay cũng có nhiều thay đổi phù hợp với cuộc sống của mỗi thời kỳ. Không còn một Trung Thu được chuẩn bị cầu kỳ, công phu như thời bao cấp. Thay vào đó là những nghi thức mang hơi hướng hiện đại. Nhưng vẫn chung một tinh thần mang lại niềm vui và ký ức Trung Thu dành cho các em nhỏ. 

Tết Trung Thu - giữ vẹn tuổi thơ của các em thiếu nhi

Chúng ta đang sống trong một thời đại công nghệ và xã hội phát triển. Vì thế việc chuẩn bị Trung Thu cũng đơn giản hơn nhiều. Đa phần các gia đình vẫn theo truyền thống quây quần bên mâm cơm. Dâng mâm cỗ lên bàn thờ gia tiên. 

Không còn những câu hò hát giao duyên. Hay những đứa trẻ trong xóm chia sẻ nhau chiếc lồng đèn. Mà thay vào đó các gia đình hiện đại cùng nhau tổ chức lễ hội theo nhóm. Mọi người góp công, góp sức bày biện mâm cỗ. Chị em phụ nữ thì trổ tài tỉa hoa từ rau củ để trang trí mâm cúng trước khi dâng lên các vị thần. 

Tết Trung Thu - giữ vẹn tuổi thơ của các em thiếu nhi

Trung Thu nay là thế nhưng vẫn luôn tràn ngập niềm vui, tiếng cười.". Dù cuộc sống giờ đây luôn là dòng chảy của bộn bề. Và mỗi thế hệ có nhiều suy nghĩ khác nhau. Nhưng Trung Thu đến trong tâm ai cũng hướng về gia đình.

Tết Trung Thu - giữ vẹn tuổi thơ của các em thiếu nhi

Mong rằng những chia sẻ của DILY trong bài viết này sẽ gợi nhớ cho bạn ký ức Trung Thu xưa. Đừng quên theo dõi BLOG NHÀ DILY mỗi ngày để không bỏ lỡ những bài viết hay ho khác bạn nhé!

BST SẢN PHẨM MỚI NHẤT CỦA DILY

Có thể bạn quan tâm:

Minigame "Chọn đúng mảnh ghép, trọn vẹn Trung Thu" cùng DILY 

Tổng hợp những mẫu giày nữ mới nhất tại DILY mà bạn không nên bỏ qua.

GIAO HÀNG & ĐỔI TRẢ

FREESHIP ĐƠN TỪ 2 SẢN PHẨM

Miễn phí giao hàng cho đơn từ 2 SP

ĐỔI TRẢ SẢN PHẨM

Đổi trả sản phẩm trong vòng 7 ngày

BẢO HÀNH SẢN PHẨM

Bảo hành giày chính hãng 6 tháng

THU COD TOÀN QUỐC

Thu tiền tại nhà, đồng kiểm sản phẩm

Chat tư vấn